Các loại kiểm toán hiện hành mọi doanh nghiệp cần lưu ý

Các loại kiểm toán hiện hành mọi doanh nghiệp cần lưu ý

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, kiểm toán không còn là khái niệm quá xa lạ. Vậy hiện nay có các loại kiểm toán hiện hành nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về kiểm toán thông qua bài viết sau của Kế toán Minh Minh nhé.

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá và xác nhận thông tin tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức, nhằm đưa ra báo cáo tài chính chính xác và minh bạch.

Thông thường thì kiểm toán viên chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thu thập, so sánh và đánh giá thông tin, dữ liệu từ bộ phận kế toán, dựa trên các chuẩn mực kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Báo cáo kiểm toán là nguồn thông tin đáng tin cậy, đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư để đánh giá minh bạch và độ chính xác của báo cáo tài chính. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán còn là cơ sở pháp lý để đánh giá trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với cơ quan nhà nước.

Kiểm toán hiện hành bao gồm những loại nào?

Kiểm toán hiện hành bao gồm những loại nào?

Phân loại kiểm toán hiện hành theo hình thức tổ chức

Các loại kiểm toán hiện hành, gồm 3 loại đó là: Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và  Kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nhà nước

Theo Luật Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước được xác định là cơ quan chuyên môn chịu sự thành lập và quản lý của Quốc hội, có chức năng chủ yếu là thực hiện kiểm tra về khía cạnh tài chính của nhà nước. Cơ quan này hoạt động độc lập và phải tuân theo các quy định được đề ra trong pháp luật.

Nhiệm vụ chính của Kiểm toán nhà nước bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, cũng như kiểm toán hoạt động của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn lực từ ngân sách và quản lý tài sản của nhà nước. Mục tiêu của hoạt động này là giảm thiểu mức độ tham nhũng trong quản lý và sử dụng nguồn lực từ tiền và tài sản của nhà nước.

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là quá trình mà các kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán, hoặc chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thực hiện, kiểm tra và đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo các hợp đồng kiểm toán đã ký kết.

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là quá trình kiểm toán được tiến hành trong bên trong tổ chức, có thể bao gồm công tác kiểm toán nội bộ cho cơ quan nhà nước, công tác kiểm tác nội bộ đối với đơn vị công lập hoặc đối với doanh nghiệp. Trong phạm vi này, kiểm toán viên nội bộ đảm nhận nhiệm vụ đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ, đồng thời kiểm tra độ chính xác của hệ thống kế toán và đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Phân loại các loại kiểm toán hiện nay dựa trên mục đích thực hiện

Phân loại các loại kiểm toán hiện hành

Phân loại các loại kiểm toán hiện hành

Nội dung của hoạt động kiểm toán nhà nước

Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, các hoạt động của kiểm toán nhà nước bao gồm:

Kiểm toán tài chính nhằm đánh giá và xác định độ trung thực và chính xác của thông tin tài chính và báo cáo tài chính liên quan đến tổ chức hoặc đơn vị đang được kiểm toán.

Kiểm toán tuân thủ với mục tiêu đánh giá và xác nhận mức độ tuân thủ của tổ chức hoặc đơn vị kiểm toán đối với các quy định pháp luật, quy chế và quy định khác cần tuân thủ.

Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá các khía cạnh kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài sản công cũng như tài chính công của tổ chức hoặc đơn vị đang được kiểm toán.

Nội dung của hoạt động kiểm toán độc lập

Theo quy định của Luật Kiểm toán Độc lập, các hoạt động của kiểm toán độc lập bao gồm:

Kiểm toán báo cáo tài chính, nhằm kiểm tra và đưa ra ý kiến độc lập về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, dựa trên các tiêu chuẩn kiểm toán áp dụng cho báo cáo tài chính.

Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong hệ thống quản lý, sử dụng tài sản, tiền bạc và nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán tuân thủ với mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ của đơn vị kiểm toán đối với pháp luật và các quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và nguồn lực khác.

Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành nhằm tăng cường mức độ tin cậy của báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, tạo cơ sở cho quá trình phê duyệt quyết toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và các công việc kiểm toán khác liên quan.

Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ

Các hoạt động của kiểm toán nội bộ bao gồm:

Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, định rõ các hoạt động và phương pháp kiểm toán cần triển khai để đảm bảo tính hiệu quả và toàn diện.

Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị, thiết lập các bước và quy trình cụ thể để thực hiện kiểm toán theo kế hoạch.

Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ, đảm bảo rằng các quy định được thực hiện đúng đắn và theo đúng tiêu chuẩn.

Kiểm tra đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, thực hiện kiểm toán không định kỳ để đảm bảo tính đột phá và sự chuẩn xác.

Lập báo cáo kiểm toán, thông báo và gửi kết quả kiểm toán theo quy định, cung cấp thông tin chi tiết và đánh giá tổng quan về tình hình kiểm soát nội bộ.

Đề xuất các phương pháp khắc phục sai sót nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đưa ra các đề xuất để cải thiện quy trình và quản lý nội bộ.

Trên đây là bài viết của Kế toán Minh Minh chia sẻ về các loại kiểm toán hiện hành? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các loại kiểm toán hiện hành. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn đầu từ hay các dịch vụ kế toán, kiểm toán thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

 

 

Để lại bình luận