[Cập nhật] Quy định về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
[Cập nhật] Quy định về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản pháp lý chứng minh 1 dịch vụ hay sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu bởi pháp luật. Đây là thủ tục giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, tránh các rắc rối khi có tranh chấp. Cùng theo dõi qua bài viết sau nhé.
Khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đây là văn bản đăng ký bảo hộ thương hiệu được Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp với thời gian, phạm vi nhất định. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu viết theo tiếng anh là “Certificate of Trademark Registration”. Có giấy chứng nhận này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức khi sản xuất hay cung cấp các dịch vụ của mình ra thị trường ở trong và ngoài nước.
Biện pháp này giúp xác lập quyền sở hữu một cách hợp pháp đối với thương hiệu. Đồng thời là cách giúp tẩy chay tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng lậu trên thị trường. Mọi hành vi giả mạo thương hiệu sẽ bị pháp luật xử phạt theo quy định.

Quy định mới nhất về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đối tương và lợi ích của việc xin cấp giấy đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đối tượng cần giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp cho các trường hợp sau:
Cá nhân/tổ chức ở Việt Nam/nước ngoài đăng ký thương hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ do mình sản xuất/kinh doanh.
Cá nhân/tổ chức ở Việt Nam/nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu với sản phẩm/dịch vụ phát minh ra nhưng do đơn vị khác sản xuất nhưng phải có thỏa thuận đồng ý của đơn vị sản xuất.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu
Có nhiều lý do mà cá nhân/tổ chức luôn muốn được cấp giấy chứng nhận thương hiệu. Cụ thể như:
Cá nhân hoặc tổ chức sẽ được pháp luật bảo vệ vời lợi ích thương hiệu của mình.
Tránh được tình trạng nhầm lẫn với các thương hiệu khác trong cùng 1 lĩnh vực.
Giúp hỗ trợ quá trình quảng bá sản phẩm hay dịch vụ 1 cách hiệu quả nhất.
Tránh tình trạng tranh chấp khi sử dụng thương hiệu, nhất là giúp cá nhân hoặc tổ chức có được tính độc quyền thương hiệu ở vùng lãnh thổ được đăng ký bảo hộ.

Lợi ích khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Thông tin quan trọng về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, sẽ có 1 số thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức cần phải biết như:
Hiệu lực giấy chứng nhận thương hiệu là bao lâu?
Mọi văn bản pháp luật đều sẽ có hiệu lực với thời gian nhất định. Đối với giấy chứng nhận thương hiệu cũng vậy. Văn bằng này sẽ được cấp sau 18 – 24 tháng thẩm định bởi Cục sở hữu trí tuệ. Giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực trong 10 năm tại lãnh thổ Việt Nam, tính từ thời điểm nộp đơn.
Khi hết thời hạn, cá nhân hoặc tổ chức có thể gia hạn thêm với thời gian mỗi lần gia hạn là 10 năm. Lưu ý, nếu sau 05 năm liên tục tính từ khi cấp chứng nhận mà nhãn hiệu không có dấu hiệu được sử dụng thì giấy chứng nhận sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Nội dung trên giấy đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với các thông tin gồm:
Số giấy chứng nhận
Thông tin của chủ sở hữu giấy chứng nhận
Số đơn, ngày nộp đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ được đăng ký thương hiệu
Thời gian chứng nhận thương hiệu có hiệu lực.
Trường hợp thương hiệu bị từ chối cấp chứng nhận đăng ký
Không phải lúc nào giấy chứng nhận thương hiệu cũng được cấp khi cá nhân/tổ chức làm thủ tục. Sẽ có một số trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ từ chối yêu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu khi:
Thương hiệu đăng ký bảo hộ trùng hay tương tự với mức có thể gây nhầm lẫn với các thương hiệu đã đăng ký trước đó.
Trùng hoặc tương tự với các sản phẩm hoặc dịch vụ đã thuộc quyền sở hữu của người khác như: tên thương mại, quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, các chỉ dẫn địa lý,…
Trùng tên riêng, hình ảnh quốc gia, địa phương, biểu tượng,…, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Các lưu ý quan trọng khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thương hiệu
Để đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thuận lợi, cá nhân/tổ chức cần lưu ý những điều sau:
Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cần tra cứu thông tin để xác định không có tình trạng trùng hay tương tự với các thương hiệu đã thực hiện đăng ký trước đó.
Để không bị đối thủ đánh cắp thương hiệu thì ngay từ khi bắt đầu kinh doanh cần thực hiện đăng ký nhãn hiệu ngay.
Dù thời gian chờ xét duyệt lâu nhưng cá nhân/tổ chức nên làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu càng sớm càng tốt. Bởi nếu có tình trạng trùng lặp thông tin thì hồ sơ của đơn vị đăng ký trước sẽ được quyền ưu tiên.
Nên ưu tiên đăng ký bảo hộ thương hiệu với gam màu đen trắng. Bởi điều này giúp nhãn hiệu được bảo hộ với tất cả các màu cơ bản khi sử dụng thương hiệu. Điều này càng quan trọng hơn khi chỉ có một phương án đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Ưu tiên chọn công ty tư vấn và hỗ trợ đăng ký thương hiệu có uy tín, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Họ sẽ thay khách hàng làm việc trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ khi có giấy ủy quyền. Các thủ tục sẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng hơn. Nguy cơ bị từ chối cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu cũng sẽ giảm đi rất đáng kể, thậm chí xác suất này là 0%.