Công việc của kiểm toán nội bộ

Công việc của kiểm toán nội bộ

Doanh nghiệp có cần kiểm toán nội bộ hay không? Có những đối tượng nào là bắt buộc thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ? Bài viết sau đây của Kế toán Minh Minh sẽ cung cấp thông tin về công việc của kiểm toán nội bộ cập nhật mới nhất 2024.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là một công việc quan trọng trong các tổ chức và doanh nghiệp, công ty. Kiểm toán nội bộ được định nghĩa bởi Hiệp hội kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và cải thiện hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, hệ thống quản trị có nguyên tắc, đảm bảo và tư vấn khách quan, nâng cao hoạt động của tổ chức.

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đạt mục tiêu kinh doanh bằng cách đảm bảo sự khách quan và độc lập trong công việc. Kết quả và phân tích từ kiểm toán được thể hiện trong báo cáo trung thực, chính xác và tuân thủ pháp luật.

Kiểm toán nội bộ tư vấn khách quan về tình hình quản trị và quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất biện pháp kiểm soát phù hợp. Dựa trên đánh giá chính xác, công ty có thể điều chỉnh các hoạt động để nâng cao hiệu quả.

Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cũng giúp tổ chức đạt mục tiêu đã đề ra ban đầu. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra, đánh giá và đề xuất cải tiến định kỳ, tăng cường hiệu quả làm việc của công ty.

Nhờ công việc kiểm toán nội bộ, chủ doanh nghiệp sẽ nắm rõ tình hình thực tế hiện tại của công ty. Khi đó, cấp trên có thẩm quyền hoặc người quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, phát triển công việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Công việc của kiểm toán nội bộ là gì?

Công việc của kiểm toán nội bộ bao gồm một loạt các hoạt động, cụ thể là:

Đảm bảo sự tuân thủ

Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của công ty được thực hiện một cách minh bạch và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành. Việc này giúp ngăn ngừa các vi phạm có thể dẫn đến hậu quả pháp lý hoặc tài chính.

Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm toán

Công việc bao gồm việc xây dựng quy trình và lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Kế hoạch này phải được trình cho cấp quản lý phê duyệt và thực hiện đúng tiến độ để đảm bảo hiệu quả công việc.

 Công việc của kiểm tra nội bộ

Công việc của kiểm tra nội bộ

Thực hiện kiểm toán và tư vấn

 Kiểm toán nội bộ thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất và cung cấp tư vấn theo yêu cầu quy định. Họ cũng đề xuất các biện pháp khắc phục và cải thiện quy trình hoặc hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Báo cáo kết quả kiểm toán

Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra, kiểm toán viên sẽ lập báo cáo chi tiết về kết quả theo yêu cầu và quy định của chính quyền., bao gồm những phát hiện, khuyến nghị và kế hoạch hành động để khắc phục những vấn đề đã được phát hiện. Đồng thời, họ cần thông báo và gửi kết quả kiểm toán kịp thời để đảm bảo tính minh bạch theo pháp luật

Theo dõi và đánh giá

Kiểm toán nội bộ cung cấp thông tin và ý kiến liên quan đến báo cáo tài chính, phân bổ ngân sách và quyết toán ngân sách khi có yêu cầu. Họ cũng duy trì việc trao đổi thông tin liên tục với tổ chức kiểm toán độc lập để hỗ trợ và đánh giá các khía cạnh tài chính hoặc hệ thống quản trị của công ty.

Tóm lại, công việc của kiểm tra nội bộ không chỉ đơn thuần là phát hiện sai sót mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua tư vấn và cải tiến liên tục.

Kỹ năng cần thiết cho công việc kiểm toán nội bộ

Bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu kỹ năng chuyên môn để làm việc hiệu quả và mang lại kết quả tốt. Ngành kiểm toán nội bộ yêu cầu khắt khe từ kiến thức, kỹ năng cho đến đức tính và đạo đức nghề nghiệp, bao gồm:

Tính chính trực

Tuân thủ pháp luật và chuyên môn: Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và có chuyên môn vững vàng. Họ cần công bố thông tin rõ ràng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Trung thực và có tinh thần trách nhiệm: Công việc đòi hỏi sự trung thực, khách quan và tinh thần trách nhiệm cao. Kiểm toán viên không nên tham gia hoặc gây ra hoạt động phi pháp, vì điều này có thể làm giảm uy tín nghề nghiệp.

Sự khách quan

Công bằng trong quy trình: Kiểm toán viên phải trung thực với giấy tờ, chứng từ và công bằng trong các hoạt động kiểm kê, báo cáo, đánh giá, và đề xuất ý kiến.

Thu nhập và trao đổi thông tin: Các thông tin phải được thu thập và trao đổi một cách minh bạch, có chứng cứ xác thực. Quy trình kiểm toán phải tuân thủ nguyên tắc, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân hay các yếu tố bên ngoài khi đưa ra kết luận.

Tổ hợp các kỹ năng cần thiết cho công việc kiểm toán.

Tổ hợp các kỹ năng cần thiết cho công việc kiểm toán.

  

Sự bảo mật

Tôn trọng giá trị và quyền sở hữu: Kiểm toán viên phải tôn trọng giá trị hoạt động, thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, và các chứng từ được cung cấp. Không được “rò rỉ” hoặc “bán” thông tin ra bên ngoài.

Thông tin liên quan: Thông tin chỉ được tiết lộ khi có yêu cầu của pháp luật hoặc khi các cấp có thẩm quyền cho phép.

Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm

Yêu cầu kỹ năng: Kiểm toán viên nội bộ cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, và kinh nghiệm khi thực hiện dịch vụ kiểm toán. Báo cáo và đánh giá cần thực hiện thận trọng, tuân thủ pháp luật và áp dụng phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực.

Tư cách nghề nghiệp

Tuân thủ nguyên tắc và pháp luật: Tư cách nghề nghiệp yêu cầu kiểm toán viên phải có kiến thức, chuyên môn, và làm việc đúng nguyên tắc. Họ cần tuân thủ pháp luật và không thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật.

Hy vọng bài viết chia sẻ thông tin về kiểm toán nội bộ là gì và cụ thể công việc của kiểm toán nội bộ bao gồm những hoạt động nào những kỹ năng cơ bản của công việc kiểm toán mà Kế toán Minh Minh cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc và cần hỗ trợ, có thể liên hệ Kế toán Minh Minh để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.

Để lại bình luận