Không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu?

Không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu?

Quá trình hoạt động kinh doanh nếu không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu? Vấn đề này vẫn đang khiến nhiều người băn khoăn và dễ phạm phải khi hoạt động kinh doanh. Công ty kế toán Minh Minh sẽ giúp quý khách giải đáp cụ thể vấn đề này ở bài sau.

Sổ sách kế toán phản ánh các nghiệp vụ tài chính – kinh tế của doanh nghiệp

Sổ sách kế toán phản ánh các nghiệp vụ tài chính – kinh tế của doanh nghiệp

Sổ sách kế toán là gì?

Theo quy định doanh nghiệp không có sổ sách kế toán bị phạt bao nhiêu? Sổ sách kế toán là gì? Theo quy định, sổ sách kế toán được hiểu là giấy tờ:

Ghi chép, lưu giữ, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh liên quan tới đơn vị kế toán.

Sổ kế toán phải có thông tin về tên sổ, tên đơn vị kế toán, thời gian lập và khóa sổ, chữ ký người lập sổ, chữ ký của kế toán trưởng, chữ ký người đại diện theo pháp luật, số trang, dấu giáp lai.

Phân loại sổ sách kế toán và yêu cầu của sổ sách kế toán

Trước khi tìm hiểu các mức phạt đối với doanh nghiệp không có sổ sách kế toán bị phạt bao nhiêu. Thì cần hiểu rõ các loại sổ sách kế toán được phân loại như thế nào? Sổ sách kế toán sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau. Cụ thể như:

Phân loại theo cách ghi chép

Theo cách phân loại này thì sổ sách kế toán sẽ có 3 loại khác nhau gồm:

Sổ sách kế toán ghi theo thời gian: Loại sổ này sẽ ghi mọi hoạt động tài chính, kinh tế theo trình tự thời gian liên tục. Ví dụ như: sổ đăng ký các chứng từ ghi sổ, nhật ký chung,…

Sổ sách kế toán ghi theo hệ thống: Loại sổ này được dùng để hệ thống hóa, ghi chép những hoạt động phát sinh theo các nội dung kinh tế khác nhau. Đối với loại sổ này thường có sổ chi tiết, sổ cái,…

Sổ liên hợp: Loại sổ này dùng để ghi chép hoạt động kinh tế – tài chính được tính theo thứ tự thời gian. Đồng thời, sổ cũng theo dõi các đối tượng kế toán được ghi nhận ở Sổ cái và Nhật ký.

Phân loại sổ sách kế toán theo nội dung là phổ biến nhất

Phân loại sổ sách kế toán theo nội dung là phổ biến nhất

Phân loại theo nội dung được ghi chép ở sổ kế toán

Khi phân loại sổ sách kế toán theo cách này sẽ có 3 loại sau:

Sổ tổng hợp: Loại sổ này sẽ phản ánh 1 cách tổng quan về những hoạt động kinh tế – tài chính. Có nhiều loại sổ kế toán được liệt vào loại này gồm: Sổ cái, nhật ký chung, Nhật ký – sổ cái,… Đây là sổ được dùng để cung cấp những chỉ tiêu mang tính tổng quát, phục vụ công tác quản lý về tình hình kế toán của công ty.

Sổ chi tiết: Loại sổ kế toán này phản ánh số liệu 1 cách chi tiết hóa. Các số liệu này được phản ánh ở trên sổ kế toán tổng hợp. Thường thì sổ kế toán này sẽ được mở dựa theo tài khoản kế toán chi tiết như: tài khoản cấp II, cấp III,… Nhiều loại sổ kế toán chi tiết về các hạng mục như: vật tư, tình hình thanh toán trong giao dịch,… Những số liệu được phản ánh ở trên sổ kế toán chi tiết sẽ thể hiện rõ hoạt động của 1 đơn vị kế toán. Nó giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.

Sổ kế toán kết hợp: Đây là sổ sẽ ghi chép số liệu nhiều hoạt động kinh tế – tài chính với dạng tổng quát. Cùng với đó, sổ kế toán kết hợp sẽ chi tiết hóa những số liệu để phục vụ các yêu cầu quản lý, giảm bớt số lượng sổ kế toán và khối lượng công việc cần ghi chép. Đối với sổ kết hợp sẽ có nhiều loại như: Sổ cái kiểu cột, nhật ký chứng từ.

Phân loại sổ bằng cấu trúc mẫu số

Có 2 loại sổ thường thấy gồm:

Sổ kiểu 1 bên: Loại sổ này có 2 cột Nợ và Có được bố trí cùng 1 bên ở trong sổ kế toán.

Sổ kiểu 2 bên: Đây là sổ có mỗi trang chia thành 2 bên trái và phải. Bên trái phản ánh Nợ và bên phải phản ánh Có của tài khoản kế toán.

Sổ nhiều cột: Loại sổ này phản ánh kết hợp nghiệp vụ tài chính kinh tế với các đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết.

Sổ kiểu bàn cờ: Nguyên tắc thiết kế loại sở này có mỗi ô là giao điểm ở giữa dòng và cột trong sổ kế toán.

Phân loại theo hình thức sổ

Theo quy định sẽ có 2 loại sổ gồm:

Sổ tờ rời: Các trang sẽ được thiết kế riêng biệt nhau để tiện cho việc phân loại, ghi chép.

Sổ đóng thành quyển: Loại sổ này sẽ đóng thành 1 quyển và đánh số thứ tự. Giữa các trang thường đóng dấu giáp lai.

Theo quy định doanh nghiệp không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu?

Theo quy định doanh nghiệp không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu?

Trường hợp không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu?

Quý khách thắc mắc không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu? Đối với vấn đề này sẽ còn tùy theo từng hành vi vi phạm khác nhau mà mức xử phạt sẽ được quy định không giống nhau. Cụ thể như:

Mức phạt dành cho hành vi huỷ hoại sổ sách kế toán

Phạt từ 20.000.0000 – 30.000.000 VND đối với các hành vi: Hủy sổ kế toán trước hạn hay cố tình làm hư hại sổ.

Mức phạt đối với hành vi không mở/ khoá sổ kế toán, không có chứng từ

Phạt từ 5.000.0000 – 10.000.000 VND đối với các hành vi sau:

Không mở sổ kế toán ở đầu kỳ kế toán của năm hoặc từ ngày thành lập của đơn vị kế toán.

Không có các chứng từ kế toán để chứng minh những số liệu, thông tin được ghi trong sổ kế toán hoặc những số liệu thể hiện trong sổ không trùng khớp với chứng từ kế toán.

Không khóa sổ kế toán trong các trường hợp được pháp luật quy định.

Mức phạt đối với hành vi không ghi đầy đủ nội dung số sách kế toán

Phạt từ 3.000.0000 – 5.000.000 VND đối với các hành vi sau:

Sổ kế toán không được in ra giấy sau khi đã khóa sổ (đối với sổ kế toán điện tử có quy định phải in giấy).

Không ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu trong sổ kế toán.

Mức phạt đối với hành vi không lập sổ, thiếu thông tin theo quy định, không in sổ sách

Phạt từ 1.000.0000 – 2.000.000 VND đối với các hành vi sau:

Không lập sổ kế toán bằng bút mực (ngoại trừ sổ kế toán điện tử).

Sổ kế toán không có đầy đủ thông tin theo quy định như: tên đơn vị kế toán, thời gian lập sổ, chữ ký người lập sổ/kế toán trường/người đại diện,…

Sổ kế toán in ra giấy nhưng không đóng thành quyển riêng theo từng kỳ hay có sổ nhưng không có đủ chữ ký cùng con dấu theo quy định.

Trên đây là thông tin giải đáp không có sổ sách kế toán phạt bao nhiêu và cách phân loại đối với sổ sách này. Công ty kế toán Minh Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách lập sổ kế toán đúng theo quy định. Liên hệ ngay 0973 53 59 56 để được giải đáp mọi thông tin và đảm bảo hoạt động kế toán – tài chính hợp pháp nhất.

Để lại bình luận