Thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay, cụm từ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” không còn quá xa lạ. Đây chính là kết quả của sự hội nhập kinh tế, giải quyết tốt các nhu cầu việc làm và lợi ích kinh tế quốc gia. Vậy những thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Hãy tìm hiểu ngay sau đây!
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được hiểu theo cách đơn giản đó là một doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) có nhà đầu tư là người nước ngoài tham gia làm thành viên hoặc cổ đông.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn một phần hoặc toàn bộ 100% vốn để thành lập tổ chức kinh tế, hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia khác nhằm mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh lợi.
Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Đầu tư 2020 thì không có khái niệm Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chuyển đổi, chỉnh sửa thành “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
Như vậy, theo luật pháp mới nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được xem như một loại hình của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc trưng của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các doanh nghiệp này có thể thuộc quyền sở hữu hoàn toàn hoặc một phần (dựa trên tỷ lệ vốn góp) của nhà đầu tư nước ngoài.
Thành lập và hoạt động dựa trên pháp luật của Việt Nam và cơ sở giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp do cơ quan có thẩm quyền về đầu tư nước ngoài.
Có đầy đủ tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam quy định.
Tồn tại trong nền kinh tế với hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), hoặc công ty hợp danh, hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Các tổ chức, cá nhân nào được mua lại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam và Luật Đầu tư nước ngoài, các cá nhân hoặc tổ chức sau có thể thực hiện quyền mua lại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể:
Các doanh nghiệp tại Việt Nam: bao gồm công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,….
Tổ chức tài chính: ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư cũng có quyền mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế quốc tế: tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, công ty nước ngoài.
Cá nhân người Việt Nam: có quyền mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc mua cổ phần, vốn góp.
Cá nhân nước ngoài: có quyền mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thông qua việc thực hiện thủ tục mua vốn góp, cổ phần.

Mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?
Quy trình thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Những lưu ý gì khi mua lại công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Dù là bất kỳ tổ chức/cá nhân nào của Việt Nam hay là nhà đầu tư nước ngoài, khi thực hiện thủ tục mua lại phải tuân thủ các quy định, thủ tục pháp lý của pháp luật Việt Nam.
Các thông tin hướng dẫn về hồ sơ thủ tục cần thiết và các quy định cập nhật mới nhất của pháp luật, cần tìm hiểu kỹ hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia hiểu rõ về pháp lý.
Tuy nhiên, lại có một số trường hợp đặc biệt (cụ thể là lĩnh vực, hoặc dự án nào đó bị hạn chế thì cần có sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam)
Từ những yếu tố đặc trưng trên, có thể thấy nếu cụ thể hóa về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo loại hình, thì các doanh nghiệp này tồn tại với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Chính vì vậy, việc mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ được thực hiện và tiến hành thủ tục tùy theo loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Thủ tục mua lại công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Xác định về vị trí doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp thuộc quản lý khu công nghiệp và đang được hưởng các quyền lợi đặc biệt nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, thường sẽ có một số quy định cũng như một số hợp đồng ký kết buộc phải hoàn thành quyền và nghĩa vụ trước khi muốn chuyển nhượng hoặc bán lại.
Doanh nghiệp độc lập nằm ngoài khu công nghiệp: sẽ có một số dự án quan trọng đặc thù hoặc các lĩnh vực đặc thù không được phép chuyển nhượng nếu chưa có sự phê duyệt.
Bước 2: Xem xét về tư cách pháp lý, lý lịch của tổ chức/cá nhân mua lại
Xác định về tư cách pháp lý, lý lịch, dù là cá nhân người Việt Nam hay cá nhân người nước ngoài, cũng cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ của bên mua lại (Chẳng hạn như: Trước đây các cá nhân/tổ chức này có thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh, thuế và hạn chế quyền mua hay không? Người nước ngoài có lý lịch hợp pháp hay không?)
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Sau khi đã hoàn tất bước 1 và bước 2, chuẩn bị hồ sơ, những giấy tờ pháp lý quan trọng để thỏa thuận về việc chuyển nhượng công ty TNHH.
Bước 4: Thực hiện việc ký kết chuyển nhượng công ty
Tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hồ sơ cần thiết cho việc nộp thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền (tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư), thực hiện góp vốn và kê khai nộp thuế chuyển nhượng.
Bước 5: Thực hiện sự thay đổi trên giấy phép kinh doanh
Ngay sau khi nhận được vốn của bên mua, doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện cần đáp ứng khi mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cá nhân nước ngoài mua lại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Đối với cá nhân là người ngoại quốc muốn mua lại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Không bị hạn chế quyền mua lại: Người ngoại quốc được phép mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như các cá nhân khác nếu họ tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Lĩnh vực và dự án đặc thù: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong các lĩnh vực có yếu tố nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng, bảo hiểm, ngân hàng, truyền thông,… hoặc các dự án đặc biệt có thể sẽ bị áp dụng hạn chế quyền mua đối với người nước ngoài.
Có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước: Gồm các yếu tố cần được phê duyệt như: quyền lợi quốc gia, an ninh quốc gia,…
Lý lịch tư pháp rõ ràng: không vi phạm pháp luật Việt Nam, không nằm trong các trường hợp bị hạn chế quyền mua.
Khi tiến hành thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp cần nắm rõ ưu nhược điểm, nhà đầu tư cũng như các quy định về pháp lý để chuẩn bị thủ tục, hồ sơ pháp lý cần thiết để tránh các hệ quả pháp lý có thể xảy ra trong quá trình hoạt động về sau.
Kế Toán Minh Minh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục cho các nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức Việt Nam trong việc tiến hành thủ tục mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo nhanh chóng, với mức chi phí hợp lý. Liên hệ 0973 53 59 56 để được tư vấn.